Một số thao tác cơ bản với các điểu khiển cơ bản như nút button, ô nhập dữ liệu textbox, ô hiển thị danh sách listbox, hay nút lựa chọn checkbox,…
- Command button: thường được sử dụng để gọi các hàm thủ tục hoặc để thực thi sự kiện nào đó. Các ví dụ sau sẽ giới thiệu chi tiết hơn.
Để viết sự kiện cho nút bạn chỉ cần chuột phải chọn View code
Trong ví dụ là đoạn code viết chuyển màu chữ thành màu xanh - Textbox: Textbox thường sử dụng để hiển thị thông tin. Để tạo textbox ta chọn trong bảng điều khiển.
Thông thường khi hiển thị nội dung lên textbox ta sẽ sử dụng command button để điều khiển. Ví dụ dưới đây sẽ viết lệnh cho nút button khi click hiển thị thông tin “Data imported successfully” lên ô textbox vừa được tạo.
Để ô textbox1 không hiển thị nội dung gì nữa ta chỉ cần gán “” cho ô textbox như sau:
TextBox1.Text = “” - Listbox: cho phép chúng ta hiển thị một danh sách.
Thông thường danh sách trong listbox thường sẽ được tạo sẵn ngay lúc mở workbook. Nhớ viết sự kiện cho điều khiển listbox trong Workbook.
Để xóa danh sách trong listbox ta sử dụng lệnh Clear.
ListBox1.Clear
Để liên kết xem trong Listbox đã được chọn dữ liệu gì ta có thể sử dụng LinkedCell. Ví dụ kết quả sẽ liên kết với ô D3
- Combo box: tương tự như Listbox, điều khiển combo cũng sẽ hiển thị một danh sách. Nhưng khác với Listbox là Combo chỉ hiển thị khi ta chọn danh sách mới xổ xuống.
Để tạo danh sách cho combox box ta cũng sử dụng lệnh additem
ComboBox1.AddItem “Paris”
Để biết lựa chọn trong combox ta cũng sử dụng Linkedcell. Trong ví dụ điều khiển Combobox được liên kết với ô D2. - Checkbox: Checkbox để kiểm tra dữ liệu có được đánh dấu không.
Khi được đánh dấu điều khiển trả kết quả true còn không thì false nên ta có thể sử dụng if để kiểm tra ô đó đối tượng có được lựa chọn hay không.
If CheckBox1.Value = True Then Range(“D2”).Value = 1
If CheckBox1.Value = False Then Range(“D2”).Value = 0
Khi checkbox chưa được chọng ô D2 có giá trị 0
Khi checkbox được chọn ô D2 sẽ có giá trị 1
- Option Button: tương tự như checkbox nhưng với nút option bạn chỉ có thê chọn được một nút. Còn với checkbox thì có thể chọn tất cả các nút.
Để kiểm tra ô button có được chọn hay không ta cũng sử dụng lệnh if.
If OptionButton1.Value = True Then Range(“D3”).Value = 10
If OptionButton2.Value = True Then Range(“D3”).Value = 20
Khi đối tượng Female (OptionButton1) được chọn ô D3 sẽ được gán giá tri 10
Khi đối tượng Male (OptionButton2) được chọn ô D3 sẽ được gán giá tri 20
- Spinbutton: điều khiển này thường được sử dụng khi ta muốn tăng hay giảm một lượng giá trị xác định.
Để liên kết dữ liệu với ô dữ liệu ta chọn thuộc tính LinkedCell, Min là giá trị nhỏ nhất hiển thị của điều khiển, Max là giá trị lớn nhất hiển thị khi điều khiển, SmallChange là giá trị thay đổi khi thanh trượt thay đổi.
Ví dụ khi ta nhấn nút tăng giảm sẽ chỉ thay đổi 2 đơn vị. Giá trị tăng lớn nhất là 100 và nhỏ nhất là 0. Kết quả sẽ được link và hiển thị ở ô C3.
- Scrollbar: Cũn tương tự Spinbutton, scroll sẽ thêm thanh cuộn để có thể chạy các giá trị.
Những thuộc tính Linked,Min, Max,SmallChange ta sử dụng như Spinbutton.
Bạn có thể sử dụng scrollbar để làm ứng dụng tính tiền tiết kiệm như sau: